[tintuc]Nhám bùi nhùi Mirlon Total phát triển dựa trên công nghệ Total Coating được Mirka phát minh, Mirlon Total mạnh hơn Mirlon và tạo ra bề mặt cắt dày, nhanh chóng. Thích hợp cho cả chà nhám khô và chà nhám ướt. Cấu trúc linh hoạt, thoáng và các sợi đế chắc chắn của Mirlon Total giúp nó bền hơn, cho thời gian sử dụng lâu hơn.




Ưu điểm của Nhám Mirlon

Nhám bùi nhùi Mirlon Total thích hợp sử dụng cho các vật liệu: Thép nhẹ / thép cacbon, Kim loại màu, Thép không gỉ, Chà nhám sơn, Sơn mài, Sơn lót, Nhựa

THÔNG SỐ GIẤY CHÀ NHÁM VẢI KHÔNG DỆT MIRKA MIRLON TOTAL

Kết dính: Resin Hạt nhám: Aluminium oxide Phân bố hạt nhám: 3 chiều bằng công nghệ Total Coating Màu: Đỏ (VF)/Xám UF)/Màu be (MF) Độ mịn: Very Fine – 360, Ultra Fine – 1500, Micro Fine – 2500 Mặt đế: Vải không dệt (Non-woven)

Ứng dụng của Nhám Mirlon

Ngành Ô Tô, Ngành Sản Xuất, Ngành Tàu Biển Và Hàng Hải, Ngành Xây Dựng Và Nội Thất, Xử Lý Composite, Xử Lý Gỗ, Xử Lý Kim Loại

Bảo hành Miếng nhám Mirka Mirlon

- Chỉ áp dụng cho các sản phẩm Nhám bùi nhùi Mirlon chính hãng của Mirka được phân phối chính hãng ở Việt Nam - Tất cả các nhám Mirka Mirlon đều được bảo hành nếu máy hư hỏng do lỗi của nhà sản xuất. - Khách hàng có nhu cầu bảo hành, bảo trì sản phẩm, vui lòng liên hệ cho Sotaville, số điện thoại chăm sóc khách hàng: 0908322112
[/tintuc]

[tintuc]

Đối với các nhà cung cấp và kinh doanh các loại nhám cho mài và đánh bóng công nghiệp, điểm khó khăn nhất chính là tối ưu chi phí đầu và đảm bảo thời gian cung cấp tới khách hàng.


Với cách làm hiện nay, các nhà cung cấp thường hoặc là nhập khẩu trực tiếp từ hãng theo đúng kích thước và đặc điểm kỹ thuật hoặc có thể tự đầu tư nhà xưởng để gia công lại các dạng định hình khác nhau từ cuộn nhám lớn. Điều này vướng phải 2 vấn đề:

1. Chi phí đầu vào cao: bạn phải trả chi phí phí nhân công cao từ các nhà sản xuất lớn từ Châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc
2. Thời gian giao hàng chậm và thiếu linh hoạt: Khách hàng luôn cần sản phẩm nhanh, ở nhiều kích thước và độ hạt khác nhau. Vì thế, để đáp ứng ngay điều này đôi khi là một trở ngại rất lớn cho các nhà cung cấp.

Vậy, với một người làm kinh doanh, cung cấp nhám cho mài và đánh bóng, bạn cần gì?

Một nhà gia công chuyên nghiệp với đầy đủ thiết bị để đảm bảo chất lượng gia công, thời gian giao hàng và độ linh hoạt trong cung cấp


Bạn cần một nhà gia công chuyện quy trình sản xuất chuẩn để đảm bảo tối ưu sử dụng nguyên liệu và cũng là tối ưu chi phí đầu vào cho bạn.

Hibest là đơn vị như vậy, chúng tôi có đầy đủ thiết bị, dụng cụ của một nhà máy gia công nhám chuyên nghiệp (professional abrasive converting workshop), cụ thể gôm:
- Máy pha cắt nhám các loại kich thước
- Máy mài và nhám đai, vòng tự động
- Máy phủ lông cho nhám
- Máy dập đĩa tròn nhám
- Máy làm nhám xếp tự động

Tải về file giới thiệu về dịch vụ gia công nhám của Hibest


Một vài hình ảnh điển hình







[/tintuc]

[tintuc]
Xơ dừa đánh bóng là vật liệu phổ biến trong công nghệ đánh bóng bề mặt kim loại. Có nhiều loại vật liệu đánh bóng khác nhau nhưng xơ dừa đánh bóng được lựa chọn hàng đầu bởi chúng mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế cao.

Giới thiệu về xơ dừa đánh bóng


Xơ dừa đánh bóng hay còn có tên gọi khác là bánh bố Sisal, cái tên được đặt ra từ chính nguyên liệu tạo ra chúng – xơ dừa.
Sơ dừa sau khi được xử lý sẽ được đưa vào máy ép, ép thành các bánh có dạng hình tròn. Ở tâm bánh sơ dừa sẽ được đục lỗ tròn để lắp vào máy phục vụ việc gia công, đánh bóng bề mặt sản phẩm.  Thông thường, xơ dừa đánh bóng có màu hơi vàng, bề mặt thô ráp nên rất thích hợp xử lý bề mặt kim loại.

Những công dụng của xơ dừa đánh bóng


Xơ dừa đánh bóng có nhiều công dụng, quan trọng phải kể đến như:

  • Khi ở dạng thường xơ dừa đánh bóng được dùng để đánh bóng kim loại, nó sẽ đem lại độ bóng sáng cho bề mặt kim loại, đặc biệt là khi được kết hợp với sáp đánh bóng.
  • Bên cạnh đó, xơ dừa đánh bóng còn được dùng làm quả lô để lăn cát, sử dụng thay cho giấy nhám để đánh bavia, đánh bóng bề mặt kim loại.

Xơ dừa đánh bóng có thể sử dụng ở những định dạng nào?


Xơ dừa đánh bóng được sử dụng nhiều nhất ở dạng đai, vòng và đĩa. Ngoài ra xơ dừa cũng được sử dụng ở dạng cuộn và miếng.

Sử dụng xơ dừa đánh bóng như thế nào để tiết kiệm chi phí?

Khi sử dụng xơ dừa đánh bóng bạn sẽ tiết kiệm được không ít chi phí nếu biết cách sử dụng.
Và để có thể tiết kiệm tối đa chi phí, nhiều đơn vị đã lựa chọn cách làm như sau: dùng cát (còn gọi là bột đá) phủ lên xơ dừa đánh bóng, sau đó mới sử dụng xơ dừa đánh bóng để gia công, đánh bóng bề mặt sản phẩm kim loại.Trong quá sử dụng, lớp cát này sẽ bị mất đi, chính nhờ có lớp cát phủ đó mà xơ dừa đánh bóng không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim loại, từ đó xơ dừa đánh bóng sẽ hạn chế bị bào mòn, kéo dài được thời gian sử dụng và từ đó tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Nếu muốn tái sử dụng xơ dừa đánh bóng, bạn chỉ cần lăn lại lớp cát khác là có thể sử dụng bình thường. Chi phí cho việc đánh bóng sẽ được tiết kiệm đáng kể.

Mua xơ dừa đánh bóng ở đâu?


TNV Việt Nam là nhà cung cấp giải pháp tổng thể cho các vấn đề đề mài và và đánh bóng bề mặt.
Hãy liên hệ với chúng tôi để có được giải pháp tốt nhất.
[/tintuc]

[tintuc]

Hạt mài được chia thành nhóm hạt mài thông thường và nhóm hạt mài siêu cứng. Mỗi nhóm lại được chia thành hạt mài tự nhiên và hạt mài nhân tạo.



Một số loại hạt mài phổ thông dùng trong nhám mài


Hạt mài Aluminium Oxide nâu – ký hiệu A


Có độ chắc cao. Độ cứng 1800-2200kg/mm2. Đá mài làm từ chúng thích hợp để mài thép, gang đúc và các loại vật liệu chịu lửa có độ cứng cao.

Thành phần cấu tạo (theo trọng lượng) : Al2O3 chiếm 92,5-97%; TiO2 chiếm 1,5-3,8%

Hạt mài Aluminium Oxide trắng – ký hiệu WA


Chúng được tạo ra bằng cách nung alumina trong lò quang điện. Thành phần Al2O3 thường chiếm tới hơn 98% trọng lượng. So với aluminium oxide nâu nó có độ chắc kém hơn một chút, nhưng vượt trội về độ cứng và khả năng cắt. Đá mài, đá cắt được làm từ WA thích hợp cho việc mài, cắt thép hợp kim cứng, thép gió, thép carbon cao.

Thành phần cấu tạo (tính theo trọng lượng): Al2O3 97-98,5%; Na2O 0,5-0,8%

Hạt mài fused alumina hồng – ký hiệu PA


Chúng được tạo ra bằng cách nung chảy alumina trong lò điện. Chúng có màu hồng. Có độ cứng tương tự như WA, nhưng có độ chắc lớn hơn chút ít so với WA. Đá mài được làm từ hạt PA có đặc trưng là rất bền và tạo ra bề mặt mài nhẵn. Chúng thích hợp để mài các dụng cụ đo lường, các trục máy, các vật mẫu, v.v...

Thành phần cấu tạo (tính theo trọng lượng) : Al2O3 98-98,5%; Cr2O3 0,15-0,4%

Hạt mài silicon carbide đen – ký hiệu C


Được tạo ra bằng cách nung cát thạch anh với than coke có độ tinh khiết cao trong lò nung điện trở nhiệt. Chúng có màu đen. Độ cứng 2800-3300kg/mm2. Đá mài được làm từ hạt mài C thích hợp để mài kim loại hoặc phi kim có độ cứng bề mặt không quá lớn. Ví dụ, chúng thích hợp cho mài gang xám, đồng thau, nhôm, đá, vải hoặc cao su cứng, v.v...

Thành phần cấu tạo (tính theo trọng lượng): SiC 93,0-98,5%; Fe2O3 0,6-1,7%; F.C 0,2-0,4%.

Hạt mài silicon carbide xanh – ký hiệu SiC


Chúng được tạo ra tương tự như silicon carbide đen, ngoại trừ việc thay đổi dôi chút trong thành phần nguyên liệu và công nghệ. Chúng có màu xanh lá cây và hơi trong. Độ cứng (3288-3400kg/mm2) và độ tinh khiết cao hơn so với silicon carbide đen. Đá mài làm từ silicon carbide xanh thích hợp để mài các vật phi kim cứng, giòn, thí dụ như bê tông, gạch ceramic, v.v... Chúng cũng được dùng để mài các hợp kim cứng.

Thành phần cấu tạo (Tính theo trọng lượng): SiC 95-99%; F.C 0,2-0,3%; Fe2O3 0,2-0,7%


Hạt mài Ziconia Alumina ZnO

ZIRCONIA ALUMINA phù hợp cho các ứng dụng có yêu cầu loại bỏ lớp vật liệu bề mặt trong điều kiện nhiệt độ và lực ép cao. Hạt mài Zirconia Alumina có tuổi thọ kéo dài, tốc độ cắt nhanh và tính kinh tế cao hơn hạt mài Aluminum Oxide trong ứng dụng tương tự.
Tốc độ loại bỏ vật liệu nhanh,
Tưởi thọ kéo dài
Hạt mài tự mài sắc


[/tintuc]


[tintuc]

Các hạt mài là thành phấn chính của đá mài. Để có thể mài được, các hạt mài phải có những đặc tính nhất định. Các đặc tính đó thể hiện qua độ cứng, độ bền, độ ổn định cơ học, độ ổn định nhiệt, độ ổn định hóa học.


1. Độ cứng.


Độ cứng đóng vai trò quan trọng nhất của hạt mài. Khi ma sát với các vật thể được mài, như bề mặt kim loại, để có thể mài được thì hạt mài phải cứng hơn bề mặt của vật được mài.
Độ cứng của hạt mài phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng, vào tính nguyên dạng của cấu trúc tinh thể cũng như độ tinh khiết của tinh thể hạt mài.

2. Độ dai chắc.


Độ chắc của hạt mài được hiểu là khả năng chịu được lực va đập, rung lắc tác động vào nó. Độ chắc thích hợp sẽ đảm bảo cho hạt mài khả năng cắt và tạo ra những lớp cắt mới khi lớp cắt cũ mòn, làm cho hạt mài luôn sắc. Nếu độ chắc thấp, hạt mài sẽ nhanh bị mòn. Ngược lại, nếu độ chắc quá lớn, hạt mài đến khi trơ mà vẫn không có khả năng tạo ra lớp cắt mới.
Độ chắc của hạt mài phụ thuộc vào trang thái tinh thể của chúng, vào kích thước của hạt mài, vào hình dạng hạt mài cũng như phương pháp nhiệt luyện. Ngoài ra, độ chắc của hạt cũng phụ thuộc vào dạng hình học của đá mài.

3. Độ bền cơ học.


Trong quá trình làm việc, các hạt mài luôn chịu các lực ma sát, rung đập. Khả năng giữ được độ sắc của hạt dưới các tác động đó thể hiện độ bền cơ học của hạt mài. Độ bền cơ học có liên quan trực tiếp đến vật liệu và trạng thái tinh thể của hạt. Nói chung, aluminum oxide có độ bền cơ học cao hơn silicon carbide. Trong các loại aluminum oxide thì zirconia alumina có độ bền cơ học cao nhất. Trong các loại silicon carbide thì black silicon carbide có độ bền cơ học cao hơn green silicon carbide.

4. Độ ổn định nhiệt và hóa học.


Thông thường, nhiệt độ vùng đá mài làm việc lên tới 400~1000℃. Các hạt mài đòi hỏi phải có khả năng giữ được các tính chất cơ lý trong môi trường nhiệt độ như vậy.
Các hạt mài và vật liệu được mài trong quá trình mài tiếp xúc với nhau ở nhiệt độ cao, nên phải đảm bảo không để xảy ra các phản ứng hóa học. Nếu không, các chất tạo ra từ phản ứng hóa học sẽ bám vào mặt đá mài, làm cho đá bị cùn, trơ.
[/tintuc]

[tintuc]


Tháng 12 năm 2019, Công ty TNHH TNV Việt Nam và Công ty Cổ Phần 3G Plus thống nhất cùng nhau hợp tác để xây dựng một chương tình hợp tác dài hạn để xây dựng một gói giải pháp tổng hợp bao gồm:
- Tư vấn và cung cấp hệ thống mài, đánh bóng theo từng đặc thù riêng của khách hàng
- Thiết kế, chế tạo các dòng máy mài nhám tiêu chuẩn sử dụng nhám vòng/đai
- Cung cấp vật liệu và công nghệ mài / đánh bóng sử dụng giấy nhám
- Xây dựng quy trình mài, đánh bóng phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.

Cùng thời điểm đó, 3G và TNV lần đầu cùng nhau song hành triển lãm Ngũ kim tại Sài Gòn. tại triển lãm, 2 bên lần đầu giới thiệu đến khách thăm gói dịch vụ nói trển.

Catalogue giới thiệu
- Hệ thống máy mài nhám hiệu suất cao mang nhãn hiệu 3G: https://drive.google.com/file/d/1lYJDqzGcRrVcgHI_eXJ3s7x1wxVX1oT3/view?usp=sharing
- Các loại nhám mài, đánh bóng mang nhãn hiệu White Dove (chim câu): https://drive.google.com/file/d/17-bPExJx-fX5imVlGW_BjayQ3SUsuhZl/view?usp=sharing

Dưới đây là một số hình ảnh liên quan.


[/tintuc]

[tintuc]
Hiệu quả chà nhám của giấy nhám phụ thuộc vào độ hạt (grit) và cách lựa chọn độ hạt thích hợp với mỗi đối tượng sản phẩm cần chà nhám. Một số chia sẻ về độ hạt sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn loại giấy nhám phù hợp cho mình.


Trước tiên, cần hiểu độ hạt ở đây nghĩa là các hạt cát mài mòn trên bề mặt giấy nhám. Giấy nhám thường được xếp loại dựa trên tiêu chuẩn này. Độ hạt càng cao thì số lượng hạt cát càng dày, độ ma sát càng cao vì thế bạn nên cận thận khi chọn lựa giấy nhám theo từng giai đoạn.

Giấy nhám được chia thành 5 loại chính nhưng không phải tất cả trong số đó đều phù hợp với ngành chế biến gỗ. Glasspaper, còn được gọi là giấy đá lửa, là rất nhẹ, thường có màu vàng nhạt. Glasspaper phân hủy dễ dàng, và hiếm khi được sử dụng cho chế biến gỗ.

Giấy garnet thường có màu nâu đỏ, mà thường được sử dụng trong chế biến gỗ.Với lớp cát không quá dày rất phù hợp khi bạn tiến hành chà nhám sản phẩm lần cuối trước khi sơn.

Nhôm Oxide là một loại phổ biến của giấy nhám cho các dự án chế biến gỗ. Đây là loại giấy thường được sử dụng trong điện máy đánh nhám. Oxide nhôm bền hơn so với giấy Garnet, nhưng không đạt hiệu quả cao bằng giấy garnet.

Silicon Carbide giấy thường là một màu xám tối hoặc thậm chí màu đen. Đây là loại giấy được sử dụng chủ yếu để hoàn thiện kim loại hoặc dùng "ướt chà nhám", sử dụng nước như một chất bôi trơn.Tuy nhiên loại giấy nhám này không phù hợp với ngành chế biến gỗ

Cuối cùng, giấy nhám Gạch (Ceramic Sandpaper) được làm bằng một số các chất mài mòn bền nhất hiện nay, và có thể loại bỏ một lượng đáng kể nguyên liệu 1 cách nhanh chóng.

Như vậy,đế có 1 sản phẩm gỗ đạt tiêu chuẩn chất lượng.Bạn nên bắt đầu công việc với Oxide Nhôm thô-grit, tiếp theo hay sử dụng giấy nhám Garnet để hoàn thiện sản phẩm của mình.

[/tintuc]

0982-181007